Mục lục bài viết
Phòng chống Di cư Trái phép từ Việt Nam sang Úc bằng Tàu thuyền
Thời gian: 12 tháng, từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016
Địa điểm: các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận và Quảng Bình, Việt Nam
Các đối tác thực hiện: Cục Cửa khẩu, Bộ đội biên phòng tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Nhà tài trợ/nguồn tài trợ: Chính phủ Úc
Mô tả tóm tắt/Mục tiêu dự án: Dự án nhằm ngăn chặn di cư trái phép từ Việt Nam sang Úc và thúc đẩy di cư an toàn. Dự án tập trung vào việc xây dựng năng lực của các tổ chức đoàn thể trong công tác truyền thông, và nhờ đó làm thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng về di cư trái phép.
Chiến dịch Nâng cao Năng lực và Truyền thông chống Đưa người Di cư Trái phép tại Việt Nam
Thời gian: 24 tháng, từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 2 năm 2018
Địa điểm: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình and Bình Thuận
Đối tác thực hiện: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Cửa khẩu, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), Bộ Tư pháp
Nhà tài trợ / nguồn tài trợ: Chính phủ Canada
Mô tả tóm tắt / Mục tiêu dự án: Dự án tập trung vào việc: nâng cao nhận thức trong xây dựng chính sách và pháp luật về những bất cập hiện tại trong các quy định pháp luật quốc gia về chống đưa người trái phép liên quan đến những tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế để đảm bảo việc tuân thủ; nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn về phát hiện đưa người trái phép, các thủ tục và quy trình tiếp theo tại tuyến đầu về phòng chống đưa người trái phép; tăng cường hợp tác liên tỉnh và khu vực và sự giám sát của cộng đồng thông qua xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức
Tăng cường năng lực chính phủ để hỗ trợ người di cư dễ bị tổn thương ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng và Malaysia
Thời gian: 12 tháng (2015 – 2016)
Địa điểm: tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Đối tác thực hiện: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An
Nhà tài trợ / nguồn tài trợ: Ủy ban Dân số, Người tị nạn, và Di cư của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (PRM)
Mô tả tóm tắt / Mục tiêu dự án: Mục tiêu tổng thể của dự án nhằm góp phần nâng cao phúc lợi và giải quyết các nhu cầu bảo vệ của người di cư dễ bị tổn thương trong Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng và Malaysia. Dự án nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
Thúc đẩy di cư an toàn và hợp pháp, và giảm tình trạng bóc lột đối với người di cư ở Việt Nam
Cải thiện các cơ chế pháp lý hành chính để thúc đẩy việc bảo vệ các quyền của người di cư dễ bị tổn thương
Tăng khả năng tiếp cận tới các dịch vụ hỗ trợ cho người di cư dễ bị tổn thương và nạn nhân của buôn bán người
Dự án này là một phần của dự án tiểu khu vực do PRM tài trợ.
Nhận thức được sự thiếu hiểu biết về các hành vi di cư an toàn và dịch vụ cho những nạn nhân trở về ở các tỉnh có nhiều lao động di cư, IOM Việt Nam đề xuất để mở rộng trọng tâm dự án từ nạn nhân bị buôn bán thành người di cư dễ bị tổn thương nói chung, ở giai đoạn trước khi đi và trong quá trình tái hòa nhập, thông qua việc thành lập cơ chế dựa vào cộng đồng và được chính phủ hỗ trợ, Văn phòng hỗ trợ lao động ngoài nước (MRC) ở Nghệ An, một tỉnh gửi lao động di cư lớn.
Đây sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy di cư hợp pháp và an toàn, cùng việc giảm bóc lột với người di cư ở Việt Nam.
Giảm tính dễ bị tổn thương của người di cư nhằm Ngăn ngừa Buôn bán người và Bảo vệ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em, tại một số Đặc khu Kinh tế và Hành lang Kinh tế tại Campuchia, Lào và Việt Nam
Thời gian: 12 tháng (1/2015 – 9/2016)
Địa điểm: Tây Ninh và Quảng Trị
Các đối tác thực hiện: Bộ LĐTBXH, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU) tỉnh Nghệ An
Nhà tài trợ / nguồn tài trợ: Cơ quan Phát triển và Hợp tác Italy (IDC), trực thuộc Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy
Mô tả tóm tắt / Mục tiêu dự án: Dự án 12 tháng này nhằm mục đích giảm tính dễ tổn thương với buôn bán người và nhằm bảo vệ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương, tại các đặc khu kinh tế (SEZ) vùng biên giới giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Mục tiêu cụ thể bao gồm:
Ngăn chặn nạn buôn bán người di cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em, trong các đặc khu kinh tế và hành lang kinh tế của Campuchia, Việt Nam và Lào thông qua việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dọc theo biên giới
Tăng cường bảo vệ người di cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là nạn nhân bị mua bán, thông qua xây dựng năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ cũng như cung cấp hỗ trợ trực tiếp toàn diện.
IOM Việt Nam sẽ phối hợp với Cục Phòng chống Tệ nạn Xã Hội, Hội Phụ nữ và các thành viên Ban chỉ đạo Liên ngành Phòng chống Buôn bán người do Bộ Công an đứng đầu để thực hiện các hoạt động phòng chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân tại hai tỉnh của Việt Nam: ở miền Nam là tỉnh Tây Ninh có biên giới với Cam-pu-chia, còn ở miền Trung là tỉnh Quảng Trị có biên giới với Lào.
Tại Tây Ninh dự án tập trung váo hai huyện lân cận đặc khu kinh tế gần cửa khẩu Mộc Bài là huyện Bến Cầu và huyện Trảng Bàng. Trong khi đó tại Quảng Trị dự án chỉ tập trung vào một huyện duy nhất gần với đặc khu kinh tế và cửa khẩu Lao Bảo, đó là huyện Hướng Hóa.
Nâng cao quyền của người lao động di cư tại các đặc khu kinh tế và phòng chống tình trạng bóc lột lao động trong các chuỗi cung: Việt Nam, Campuchia và Lào
Thời gian: 24 tháng, từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 11 năm 2017
Các đối tác thực hiện: Ban Quản lý Khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA)
Nhà tài trợ / nguồn tài trợ: Quỹ Phát triển của IOM (IDF)
Mô tả tóm tắt/Mục tiêu dự án: Dự án thúc đẩy việc áp dụng các nguyên tắc đạo đức trong tuyển dụng lao động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng tại các đặc khu kinh tế (SEZ) của Campuchia, Lào và Việt Nam.
Chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau rất phức tạp và bao gồm nhiều thành phần tham gia, làm việc ở nhiều địa điểm, với hàng hóa và công nhân xuyên qua nhiều biên giới. Trong bối cảnh này, một số báo cáo về vi phạm nhân quyền, bao gồm nạn buôn bán người nhằm cưỡng bức lao động và các hình thức bóc lột lao động khác, đã dấy lên lo ngại về những rủi ro về mặt xã hội của việc phát triển công nghiệp, và tạo áp lực buộc các công ty phải quản lý chặt chẽ hơn quá trình sản xuất và sử dụng lao động của họ.
Các nhà thầu phụ trong chuỗi cung ứng ngày càng đứng trước đòi hỏi phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt các vấn đề đặc thù giới của người lao động di cư. Mục tiêu chung của dự án là góp phần giảm thiểu những hành vi tuyển dụng trái với các nguyên tắc đạo đức, đặc biệt đối với người di cư, trong các chuỗi sản xuất cung ứng tại các đặc khu kinh tế của Campuchia, Lào và Việt Nam.
Dự án này giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và đáp ứng với những thách thức liên quan đến nhân quyền và quyền của người lao động trong chuỗi cung ứng khi quá trình tuyển dụng diễn ra mà không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức. Dự án thúc đẩy việc áp dụng các nguyên tắc đạo đức trong tuyển dụng, thông qua đó tạo ra những thay đổi tích cực trong quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như của các công ty đa quốc gia, các nhà thầu và các công ty tuyển dụng.
Nhằm đạt được các mục tiêu trên, dự án sẽ tiến hành hai nhóm hoạt động có liên quan đến nhau, và nhắm đến hai ngành sản xuất có tỷ lệ tuyển dụng lao động di cư nữ cao tại các khu công nghiệp:
Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong việc áp dụng các nguyên tắc đạo đức trong tuyển dụng lao động như một cách “đầu tư thông minh”
Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc áp dụng các nguyên tắc này.