Mục lục bài viết
Thực Trạng Sức Khỏe Người Di Cư Tại Việt Nam
Thời gian: 11/2018 – Hiện tại
Địa điểm triển khai dự án: Toàn quốc
Đơn vị tài trợ: Tổ chức Di cư Thế giới (IOM), Tổ chức Y tế Thế giới (IOM) và Quỹ Nippon thông qua Quỹ hỗ trợ Sasakawa
Đối tác phối hợp thực hiện: Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Việt Nam và WHO, Việt Nam
Mô tả tóm tắt/Mục tiêu dự án: Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người di cư và xây dựng khuyến nghị nhằm triển khai Nghị quyết 70.15 của Hội đồng Y tế Thế giới về tăng cường sức khỏe của người tị nạn và người di cư theo các cam kết toàn cầu.
Di cư tại Việt Nam có lịch sử lâu dài. Số liệu điều tra dân số gần đây cho thấy tỷ lệ người di cư nội địa tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Đồng thời Việt Nam cũng là nước có nhiều người di cư ra nước ngoài. Năm 2016 ước tính có khoảng 2,6 triệu người Việt Nam đang sống ở nước ngoài. Người di cư được xác định là những đối tượng dễ bị tổn thương phải đối mặt với những bất lợi và rào cản trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại Việt Nam, quốc gia quá cảnh và các nước đến.
Bộ Y tế Việt Nam đã cam kết thực hiện Nghị quyết 70.15 về Tăng cường sức khỏe của người tị nạn và người di cư được Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) thông qua tháng 5 năm 2017. Để đạt được mục tiêu của “Chương trình phát triển bền vững tầm nhìn 2030” dựa trên nguyên tắc “không ai bị bỏ lại phía sau”, điều bắt buộc là nhu cầu sức khỏe của người di cư phải được đáp ứng đầy đủ.
Bộ Y tế, IOM và WHO đã triển khai nghiên cứu phân tích thực trạng sức khỏe người di cư ở Việt Nam nhằm xác định nhu cầu, khoảng trống và ưu tiên của người di cư trong kế hoạch tương lai.
Hoạt động và kết quả mong đợi: Hoạt động chính của Dự án bao gồm tổng quan tài liệu, phỏng vấn sâu người di cư, thảo luận nhóm với các bên liên quan trong lĩnh vực sức khỏe người di cư. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng văn bản hướng dẫn trong đó dự thảo chiến lược và kế hoạch hành động vì sức khỏe người di cư được phê duyệt. Cuối cùng, Dự án sẽ góp phần thúc đẩy khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người di cư và thúc đẩy Chương trình nghị sự về sức khỏe người di cư tại Việt Nam.
Hỗ trợ cho người di cư dễ bị tổn thương trước nguy cơ sốt rét. Nâng cao hiểu biết về di cư và dịch tễ học của sốt rét kháng thuốc artemisinin tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam
Thời gian: 21 tháng, từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 7 năm 2016
Địa điểm: tỉnh Bình Phước, Việt Nam
Nguồn tài trợ / tài trợ: Quỹ Phát triển IOM (IDF)
Thực hiện các đối tác: Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng TP Hồ Chí Minh
Mục tiêu / Mô tả tóm tắt dự án: Nghiên cứu nhằm đưa ra một đánh giá toàn diện về mối liên hệ giữa sốt rét kháng thuốc artemisinin và di cư tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị để bảo vệ tốt hơn cho người di cư và giảm nguy cơ lây lan sốt rét kháng thuốc.
Những thành tựu đạt được nhằm loại bỏ bệnh sốt rét trong khu vực Tiểu vùng sông Mêkông Mở rộng (GMS) đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum kháng thuốc artemisinin, đặc biệt ở các khu vực biên giới. Đặc tính lưu động và khuynh hướng di cư của người dân trong vùng GMS đặt ra nhiều thách thức cho các nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng đề kháng với artemisinin. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dân di biến động dễ mắc phải và gây lây nhiễm bệnh sốt rét hơn.
Tuy nhiên, hệ thống thu thập dữ liệu chưa hoàn thiện và các khó khăn gặp phải trong quá trình thu thập dữ liệu về dân di biến động trong vùng GMS dẫn đến tình trạng thiếu dữ liệu về di cư, từ đó có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm sốt rét tại một số khu vực trong vùng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực nhằm ngăn chặn, điều trị và theo dõi bệnh sốt rét ở Việt Nam, do không theo dõi sự biến động dân số song song với theo dõi kháng thuốc artemisinin.
Chương trình Ứng phó Khẩn cấp với Kháng thuốc Artemisinin (ERAR) 2013-15 ghi nhận “Hiểu biết về các khuôn mẫu di cư, sinh sống, việc làm và thói quen chăm sóc sức khỏe của người di cư trong khu vực Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng còn rất hạn chế, mặc dù người di cư có thể có ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện và lây lan của sốt rét kháng thuốc artemisinin”. Chương trình khuyến cáo các nước cần cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu di cư và sử dụng hiệu quả hơn các dữ liệu này trong việc thiết kế và triển khai các chương trình phòng chống sốt rét, nhằm hạn chế lãng phí nguồn lực. Trên cơ sở đó cũng cần nhấn mạnh rằng việc nâng cao hiểu biết về các khía cạnh giới trong sốt rét kháng thuốc artemisinin và nguy cơ lây nhiễm sốt rét ở khu vực GMS là rất quan trọng.
Hỗ trợ Kỹ thuật thông qua Hiến tặng Thiết bị Xét nghiệm
Thời gian: Kể từ 1990
Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh
Được sự hỗ trợ của ba cơ quan đối tác tại thành phố Hồ Chí Minh – Bệnh viện Chợ Rẫy, Viện Pasteur và Trung Tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế – IOM đã cung cấp đào tạo và các thiết bị kỹ thuật sau:
Máy DNA Gen Probe cho Bệnh viện Chợ Rẫy
Máy ly tâm lạnh cho Bệnh viện Chợ Rẫy
Máy BACTEC 460 dùng nuôi cấy vi khuẩn lao cho Viện Pasteur
Máy phát điện va máy làm lạnh chuyên dùng cho Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế
Thông qua chuyên gia quốc tế, IOM hỗ trợ đào tạo về cấy đờm tìm vi khuẩn lao và kháng sinh đồ thuốc lao, quản lý bảo đảm chất lượng thực hiện mẫu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Viện Pasteur và qua kết quả của những nỗ lực liên tục này, góp phần vào việc xây dựng năng lực trong lĩnh vực y tế tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá Sức khỏe cho Người di cư
Đánh giá Sức khỏe cho Người di cư
Thời gian: Hiện hành
Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh
Là một phần của qui trình di cư, nhiều quốc gia yêu cầu người di cư phải được đánh giá sức khỏe trước khi đi. IOM tại Việt Nam là một cơ sở được chính phủ các nước Úc, Ca-na-đa, Niu-zi-lân, và Hoa Kỳ chỉ định để đánh giá khám sức khỏe cho người di cư.